Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ. (Nguồn: Ngọc Hà/TTXVN)
Trên thực tế, các nhà máy thủy điện trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý đang phối hợp với chính quyền địa phương vùng hạ du sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước từ các hồ chứa, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp điện vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị là cấp nước sinh hoạt và nước phục vụ chống hạn cho ngành nông nghiệp trong mùa khô.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, ông Đặng Văn Tuần cho biết, Công ty thường xuyên làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Hòa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện để tận dụng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Ngay trong vụ Đông Xuân này và sắp tới là vụ Hè Thu, trước khi vận hành chạy máy phát điện cấp nước, Công ty thông báo với các Trạm bơm ở huyện Sơn Hòa để chủ động thời gian bơm cấp nước cho đồng ruộng hiệu quả, tiết kiệm tận dụng tối đa nguồn nước, tránh lãng phí.
Công ty cũng thường xuyên liên lạc và làm việc với các Hợp tác xã ở hạ du sông Ba để tìm hiểu rõ từng giai đoạn quá trình phát triển của cây lúa từ đó có lịch cấp tưới tiêu phù hợp, đồng thời cung cấp nước đảm bảo kịp thời khi cây lúa sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn đầu trỗ bông cần nước nhiều để tăng năng suất của lúa.
Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ còn tăng cường phối hợp với nhà máy thủy điện Sông Hinh để việc cung cấp nước được thuận lợi và tăng hiệu quả chống hạn.
Ngay từ đầu tháng 12 hàng năm, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã làm việc với các địa phương liên quan, đại diện là các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để xác định về nhu cầu sử dụng nước phục vụ nông nghiệp trong các tháng mùa kiệt.
Sau đó, Công ty trình kế hoạch khai thác hồ chứa vào các tháng mùa kiệt đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các huyện/thành phố thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để theo dõi chỉ đạo và phối hợp thực hiện nhằm khai thác các hồ sao cho hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình vận hành hàng ngày, khi trên lưới điện Quốc gia có những thay đổi ảnh hưởng đến chế độ vận hành của các nhà máy, làm lượng xả ra hạ du từ các hồ không đạt theo quy định, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cũng đã thông báo kịp thời đến các bên liên quan để sớm có kế hoạch phù hợp trong việc tưới tiêu, canh tác nông nghiệp.
Nhờ vậy, từ năm 2009 đến nay, các hồ thủy điện do công ty quản lý luôn đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu nông nghiệp vào các tháng mùa kiệt cho các vùng hạ du hồ.
Ông Nguyễn Tấn Triết, Phó Giám đốc Công ty cho hay, để tạo thuận lợi cho nhân dân và các trạm bơm thuỷ lợi trong việc bơm nước tưới tiêu, Công ty đã chế tạo và lắp đặt Hệ thống cảnh báo xa dọc hạ lưu hồ để thông báo thời gian xả nước, để nhân dân trong vùng và các Trạm bơm thủy lợi chủ động trong việc bơm nước.
Bên cạnh đó, Công ty thiết lập số điện thoại nóng (0500 2480 412) tại Phòng điều khiển trung tâm nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah để tiếp nhận 24/24 giờ mọi sự yêu cầu của nhân dân địa phương.
Hồ Buôn Tua Sah cung cấp nước chủ yếu phục vụ canh tác nông nghiệp cho xã Ea R’Bin huyện Lắk (Đắk Lắk) , một số xã thuộc huyện Krông Ana và huyện Krông Nô (Đắk Nông). Dọc hạ du hồ Buôn Kuốp, Srêpôk 3 đặc thù đồi núi đá có độ dốc cao nên canh tác nông nghiệp bị hạn chế.
Như vậy, việc khai thác hồ Buôn Tua Sah đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên sông Srêpôk.
Theo kế hoạch xả nước hồ chứa Buôn Tua Srah phục vụ tưới tiêu vụ Đông Xuân 2015-2016 và vụ Hè Thu 2016 đã được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp và Chi nhánh Công ty Thủy nông huyện Krông Nô thống nhất, từ ngày 1-14/12/2015, chế độ xả hồ Buôn Tua Srah là ngày xả-ngày nghỉ để tiếp tục tích nước hồ, thời gian xả từ 10-12 giờ/ngày, xả từ 6 giờ sáng hàng ngày với lưu lượng xả khoảng 70m3/s; từ ngày 15/12/2015-30/4/2016, chế độ xả là hàng ngày, thời gian xả từ 12-14 giờ/ngày và lưu lượng xả khoảng 90m3/s.
Trong quá trình khai thác hồ mà chưa đáp ứng đủ nước phục vụ tưới tiêu cho hạ du thì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô sẽ đề nghị Công ty Thủy điện Buôn Kuốp điều chỉnh chế độ xả hồ này phù hợp với nhu cầu sử dụng nước khu vực hạ du hồ.
Đại Lộc là huyện hạ du của Quảng Nam có 10/18 xã sử dụng nước ở hệ thống sông Vũ Gia, còn 8 xã còn lại sử dụng nước của hồ chứa thủy lợi Khe Tăng. Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, từ có sự phối hợp với tỉnh và nhà máy thủy điện A Vương, việc cung cấp và sử dụng nước trên địa bàn huyện được đảm bảo.
“Công ty thực hiện chế độ dự báo thông số hồ 10 ngày/lần, từ đó hiệu chỉnh lưu lượng xả phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn cụ thể, nhằm khai thác hiệu quả các nguồn nước từ các hồ chứa. Do vậy các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vũ Gia hiện cung cấp nước ổn định cho vụ Đông Xuân này,” Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc nhận xét.
Từ đầu tháng 3 đến nay, lưu lượng về hồ Sê San 4 bình quân là 107 m3 /s, lưu lượng xả về hạ du qua các tổ máy để sản xuất điện năng là 102 m 3 /s, sản lượng điện sản xuất là 9,56 triệu kWh. Riêng ngày 9/3, mực nước hồ thủy điện Pleikrông là 564,43m, tương ứng với dung tích nước có khả năng xả về hạ du là 685,17 triệu m3. Mực nước hồ thủy điện Ialy là 498,74m, tương ứng với dung tích nước có khả năng xả về hạ du là 173,74 triệu m3.
Phó Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, ông Nguyễn Đăng Hà cho rằng hiện nay, hồ Sê San 4 vận hành được nhờ lượng nước xả từ hồ chứa thủy điện Pleikrông và Ialy xả về. Trong khi lưu lượng nước xả về hạ du từ dung tích các hồ hiện đang có đến cuối mùa kiệt, theo tính toán trung bình là 86m 3/s.
Như vậy, lưu lượng xả về hạ du từ nay cho đến cuối mùa bao gồm lưu lượng tự nhiên sông Sê San và lưu lượng xả từ các hồ dự trữ hiện có khoảng từ 90-195m 3/s.
Trên thực tế, các nhà máy thủy điện trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý đang phối hợp với chính quyền địa phương vùng hạ du sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước từ các hồ chứa, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp điện vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị là cấp nước sinh hoạt và nước phục vụ chống hạn cho ngành nông nghiệp trong mùa khô.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, ông Đặng Văn Tuần cho biết, Công ty thường xuyên làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Hòa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện để tận dụng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Ngay trong vụ Đông Xuân này và sắp tới là vụ Hè Thu, trước khi vận hành chạy máy phát điện cấp nước, Công ty thông báo với các Trạm bơm ở huyện Sơn Hòa để chủ động thời gian bơm cấp nước cho đồng ruộng hiệu quả, tiết kiệm tận dụng tối đa nguồn nước, tránh lãng phí.
Công ty cũng thường xuyên liên lạc và làm việc với các Hợp tác xã ở hạ du sông Ba để tìm hiểu rõ từng giai đoạn quá trình phát triển của cây lúa từ đó có lịch cấp tưới tiêu phù hợp, đồng thời cung cấp nước đảm bảo kịp thời khi cây lúa sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn đầu trỗ bông cần nước nhiều để tăng năng suất của lúa.
Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ còn tăng cường phối hợp với nhà máy thủy điện Sông Hinh để việc cung cấp nước được thuận lợi và tăng hiệu quả chống hạn.
Ngay từ đầu tháng 12 hàng năm, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã làm việc với các địa phương liên quan, đại diện là các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để xác định về nhu cầu sử dụng nước phục vụ nông nghiệp trong các tháng mùa kiệt.
Sau đó, Công ty trình kế hoạch khai thác hồ chứa vào các tháng mùa kiệt đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các huyện/thành phố thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để theo dõi chỉ đạo và phối hợp thực hiện nhằm khai thác các hồ sao cho hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình vận hành hàng ngày, khi trên lưới điện Quốc gia có những thay đổi ảnh hưởng đến chế độ vận hành của các nhà máy, làm lượng xả ra hạ du từ các hồ không đạt theo quy định, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cũng đã thông báo kịp thời đến các bên liên quan để sớm có kế hoạch phù hợp trong việc tưới tiêu, canh tác nông nghiệp.
Nhờ vậy, từ năm 2009 đến nay, các hồ thủy điện do công ty quản lý luôn đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu nông nghiệp vào các tháng mùa kiệt cho các vùng hạ du hồ.
Ông Nguyễn Tấn Triết, Phó Giám đốc Công ty cho hay, để tạo thuận lợi cho nhân dân và các trạm bơm thuỷ lợi trong việc bơm nước tưới tiêu, Công ty đã chế tạo và lắp đặt Hệ thống cảnh báo xa dọc hạ lưu hồ để thông báo thời gian xả nước, để nhân dân trong vùng và các Trạm bơm thủy lợi chủ động trong việc bơm nước.
Bên cạnh đó, Công ty thiết lập số điện thoại nóng (0500 2480 412) tại Phòng điều khiển trung tâm nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah để tiếp nhận 24/24 giờ mọi sự yêu cầu của nhân dân địa phương.
Hồ Buôn Tua Sah cung cấp nước chủ yếu phục vụ canh tác nông nghiệp cho xã Ea R’Bin huyện Lắk (Đắk Lắk) , một số xã thuộc huyện Krông Ana và huyện Krông Nô (Đắk Nông). Dọc hạ du hồ Buôn Kuốp, Srêpôk 3 đặc thù đồi núi đá có độ dốc cao nên canh tác nông nghiệp bị hạn chế.
Như vậy, việc khai thác hồ Buôn Tua Sah đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên sông Srêpôk.
Theo kế hoạch xả nước hồ chứa Buôn Tua Srah phục vụ tưới tiêu vụ Đông Xuân 2015-2016 và vụ Hè Thu 2016 đã được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp và Chi nhánh Công ty Thủy nông huyện Krông Nô thống nhất, từ ngày 1-14/12/2015, chế độ xả hồ Buôn Tua Srah là ngày xả-ngày nghỉ để tiếp tục tích nước hồ, thời gian xả từ 10-12 giờ/ngày, xả từ 6 giờ sáng hàng ngày với lưu lượng xả khoảng 70m3/s; từ ngày 15/12/2015-30/4/2016, chế độ xả là hàng ngày, thời gian xả từ 12-14 giờ/ngày và lưu lượng xả khoảng 90m3/s.
Trong quá trình khai thác hồ mà chưa đáp ứng đủ nước phục vụ tưới tiêu cho hạ du thì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô sẽ đề nghị Công ty Thủy điện Buôn Kuốp điều chỉnh chế độ xả hồ này phù hợp với nhu cầu sử dụng nước khu vực hạ du hồ.
Đại Lộc là huyện hạ du của Quảng Nam có 10/18 xã sử dụng nước ở hệ thống sông Vũ Gia, còn 8 xã còn lại sử dụng nước của hồ chứa thủy lợi Khe Tăng. Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, từ có sự phối hợp với tỉnh và nhà máy thủy điện A Vương, việc cung cấp và sử dụng nước trên địa bàn huyện được đảm bảo.
“Công ty thực hiện chế độ dự báo thông số hồ 10 ngày/lần, từ đó hiệu chỉnh lưu lượng xả phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn cụ thể, nhằm khai thác hiệu quả các nguồn nước từ các hồ chứa. Do vậy các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vũ Gia hiện cung cấp nước ổn định cho vụ Đông Xuân này,” Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc nhận xét.
Từ đầu tháng 3 đến nay, lưu lượng về hồ Sê San 4 bình quân là 107 m3 /s, lưu lượng xả về hạ du qua các tổ máy để sản xuất điện năng là 102 m 3 /s, sản lượng điện sản xuất là 9,56 triệu kWh. Riêng ngày 9/3, mực nước hồ thủy điện Pleikrông là 564,43m, tương ứng với dung tích nước có khả năng xả về hạ du là 685,17 triệu m3. Mực nước hồ thủy điện Ialy là 498,74m, tương ứng với dung tích nước có khả năng xả về hạ du là 173,74 triệu m3.
Phó Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, ông Nguyễn Đăng Hà cho rằng hiện nay, hồ Sê San 4 vận hành được nhờ lượng nước xả từ hồ chứa thủy điện Pleikrông và Ialy xả về. Trong khi lưu lượng nước xả về hạ du từ dung tích các hồ hiện đang có đến cuối mùa kiệt, theo tính toán trung bình là 86m 3/s.
Như vậy, lưu lượng xả về hạ du từ nay cho đến cuối mùa bao gồm lưu lượng tự nhiên sông Sê San và lưu lượng xả từ các hồ dự trữ hiện có khoảng từ 90-195m 3/s.